Có thể nói việc đầu tư và đổi mới các thiết bị công nghệ là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Càng quan trọng hơn là làm thế nào để việc đổi mới này thực sự hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Sau đây là một số kinh nghiệm mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

  •  Việc đổi mới phải tiếp thu các tiến bộ của khoa học công nghệ: Mục đích  chính của việc đổi mới các loại máy móc thiết bị lỗi thời là thay thế, khắc phục nhược điểm của công nghệ cũ bằng những công nghệ mới ưu việt hơn, tiên tiến hơn, có khả năng tạo ra những sản phẩm cạnh tranh với thị trường. Vì vậy khi đổi mới cần phải tìm hiểu kỹ càng các tính năng, đặc điểm kỹ thuật cũng như mức độ tối tân của hệ thống máy móc sắp đầu tư. Việc nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được việc đầu tư vào công nghệ lạc hậu gây lãng phí và mất tác dụng của việc đầu tư lâu dài.
  • – Phải có sụ đồng bộ khi đổi mới: Có thể nói tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất rất quan trọng, bởi khi muốn sản phẩm cạnh tranh được với thị trường phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, … Vì thế, nếu chỉ đổi mới một số công đoạn sẽ đẫn đến sự “khập khiễng”, không tối ưu được giá trị đổi mới. Tuy nhiên việc đổi mới có tính đồng bộ cũng sẽ hao tổn của doanh nghiệp rất nhiều chi phí, đây cũng là một trở ngại của đổi mới thiết bị, máy móc đồng bộ. Vì vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư những loại máy móc chủ chốt, mang tính quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh việc tiêu tốn nhiều chi phí, đầu tư dàn trải. 
  •  Đổi mới phải đón đầu được những yêu cầu và thị hiếu của thị trường: Thị hiệu của thị trường thường diễn ra rất nhanh và có tính nhất thời. Vì thế doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường trước khi thực hiện đầu tư, đổi mới để mang đến hiệu quả cao nhất.

Liên hệ để được tư vấn mua các sản phẩm của chúng tôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay